Đông trùng hạ thảo có nhiều tên gọi khác nhau như hạ thảo Đông trùng, trùng thảo… Đây là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm thitarodes

Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng thì bề ngoài sẽ có hình dáng giống như côn trùng và chôn vùi trong đất. Khi mùa hè tới, bào tử nấm ký sinh trồi khỏi mặt đất và có hình dáng của một loài thực vật. Cũng chính vì thế mà đông trùng hạ thảo có tên gọi đặc biệt như vậy.

Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo còn tươi, trông giống như những con sâu, đuôi sâu Là một cành nhỏ có lá. Phần lá được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, nhìn giống như ngón tay dài từ 3 – 10cm. Còn đầu sâu non dài chừng 3 – 5cm, giống như con tằm.

Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên

                            Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên

Đông trùng hạ thảo chủ yếu được tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Đông trùng hạ thảo khi được sấy khô sẽ có màu vàng nâu, vàng sẫm tùy thuộc vào phương pháp phơi sấy. Chúng có mùi rất tanh như mùi cá, vị đắng nhẹ, nếu đốt lên thì có mùi thơm dìu dịu.

Đông trùng hạ thảo tự nhiên vùng Tây Tạng được ví như “tiên dược sức khỏe” nhưng chúng lại rất quý hiếm và đắt đỏ. Hiện nay, việc nuôi Đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm sẽ giữ được lượng lớn hoạt chất có lợi giúp bảo vệ sức khỏe. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhộng trùng thảo và đông trùng hạ thảo đã được nuôi cấy thành công trong môi trường nhân tạo.

Tương tự và vượt trội tự nhiên

Đông trùng hạ thảo thiên nhiên chắc chắn có hàm lượng khoáng chất thiên nhiên và dưỡng chất hữu cơ sẽ cao hơn hẳn trùng thảo được nuôi cấy. Tuy nhiên, việc nuôi đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm sẽ giữ được lượng lớn hoạt chất có lợi giúp bảo vệ tim mạch, điều hòa ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tế bào khối.

Hiện nay, có 2 loài nấm đông trùng hạ thảo được nuôi nhân tạo chủ yếu là cordyceps militaris và cordyceps sinensis. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt chất của 2 chủng nấm này, đồng thời có những nghiên cứu về nhân nuôi nhân tạo nhộng trùng thảo cũng như trên nhộng sâu, nhộng tằm nhằm tạo ra đông trùng hạ thảo giống tự nhiên. Các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ các hoạt chất trong đông trùng hạ thảo nuôi cấy có nhiều tác dụng cho sức khỏe như: hỗ trợ kháng khuẩn, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ tăng cường sinh lý, hỗ trợ hạ huyết áp, hỗ trợ hạ đường huyết, chống ôxy hóa… Đặc biệt, có những tác dụng tương tự hay vượt trội hẳn so với đông trùng hạ thảo trong tự nhiên, đã được xác nhận và công bố, như hàm lượng cordycepin là 432mg/100, cao hơn rất nhiều so với đông trùng hạ thảo tự nhiên là 98 mg/100g.

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo nuôi cấy trên nhộng tằm còn có ưu điểm về giá cả. Thay vì phải bỏ số tiền lớn để săn tìm đông trùng hạ thảo Tây Tạng, với số tiền nhỏ hơn, chi tiêu hợp lý hơn, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo nuôi trồng để bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Thực tế trong thời gian qua, đã có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân bắt tay vào thực hiện việc nhân nuôi đông trùng hạ thảo nhân tạo, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tiêu thụ trong nước. Đã có rất nhiều thành phẩm từ đông trùng hạ thảo nhân tạo được quảng bá rộng rãi trên thị trường Việt Nam hiện nay, với các mức giá khác nhau và chất lượng khác nhau. Chất lượng khác nhau ở đây có thể do ảnh hưởng của nguồn giống (giống cordyceps militaris được đánh giá nuôi nhân tạo cho hoạt tính cao hơn cordyceps sinensis), quy trình nhân nuôi cũng ảnh hưởng do các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thành phần môi trường…

Có thể nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại nhà - Ảnh 2.